[Cảnh báo!] Rủi ro trong thanh toán quốc tế và giải pháp cho doanh nghiệp

5676
Cổng thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế được xem là yếu tố quan trọng giúp cho các doanh nghiệp mở rộng và hội nhập vào nền kinh tế thế giới hiện nay. Chính vì vậy, trên thị trường đã xuất hiện nhiều phương thức hỗ trợ thanh toán vô cùng đa dạng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và đẩy mạnh các hoạt động thương mại trong và ngoài nước.

Sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán quốc tế đồng thời cũng kéo theo rất nhiều rủi ro mà doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải. Dưới đây là các giải pháp hạn chế những rủi ro trong thanh toán quốc tế dành cho doanh nghiệp.

1. Thanh toán quốc tế là gì?

Thanh toán quốc tế (Payment International) là việc thanh toán giữa các bên tham gia hợp đồng mua và bán hàng hoá thuộc quốc tế hoặc hợp đồng dịch vụ có yếu tố nước ngoài. Việc thanh toán này sẽ được thực hiện bởi các ngân hàng và chúng gắn liền với việc thay đổi tỷ giá ngoại hối.

Thanh toán quốc tế

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể hiểu đơn giản hơn là các hoạt động thanh toán nào có yếu tố nước ngoài thì gọi là hoạt động thanh toán quốc tế. Các yếu tố nước ngoài có thể kể đến như:

  • Đối tượng tham gia hoạt động thanh toán ở nhiều quốc gia khác nhau. Tối thiểu là phải xuất hiện hai quốc gia.
  • Hoạt động thanh toán có liên quan đến hệ thống pháp luật của các quốc gia.
  • Ngoại tệ được tự do chuyển đổi sẽ thường được dùng trong thanh toán quốc tế. Ngoài ra có thể là thẻ chuyển khoản hoặc hối phiếu Séc.

Thanh toán quốc tế có vai trò rất lớn đối với các doanh nghiệp bởi chúng phục vụ được các nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

2. Rủi ro trong thanh toán quốc tế

Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những rủi ro về kinh tế có thể phát sinh trong quá trình doanh nghiệp thực hiện thanh toán cho hoạt động ngoại thương. Nguyên nhân phát sinh có thể là từ các bên tham gia vào thanh toán quốc tế (nhà xuất – nhập khẩu, các ngân hàng, tổ chức, cá nhân hay các bên trung gian,…) hoặc một số những nguyên nhân khách quan như thiên tai, chính trị và chiến tranh.

Một số những rủi ro xuất hiện trong thanh toán quốc tế được phân loại theo các phương thức thanh toán là:

  • Rủi ro về các phương thức thanh toán chuyển tiền
  • Rủi ro trong phương thức thanh toán ghi sổ
  • Rủi ro trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ
  • Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Các phương thức thanh toán quốc tế

Khi bắt đầu một hoạt động kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp khi tham gia sẽ luôn muốn chọn lựa phương thức thanh toán có lợi nhất để đảm bảo được quyền lợi của mình trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Hiện nay có 4 phương thức thanh toán quốc tế phổ biến là:

  • Phương thức chuyển tiền (Remittance) 

Phương thức chuyển tiền là phương thức mà một bên sẽ yêu cầu ngân hàng chuyển cho bên còn lại một số tiền nhất định đã được thống nhất từ trước bằng phương tiện chuyển tiền do bên nhận tiền quy định.

  • Phương thức ghi sổ (Open Account)

Phương thức thanh toán quốc tế này được áp dụng như sau: Bên ghi sổ sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình như đã cam kết trong hợp đồng sẽ mở một quyển sổ ghi nợ. Bên được ghi sổ sẽ nhận tiền bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và theo từng thời kỳ do hai bên tự thỏa thuận.

Thanh toán ghi sổ
  • Phương thức nhờ thu (Collection)

Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà các bên có các khoản tiền từ chủ nợ ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán từ phía bên nợ. Có hai phương thức nhờ thu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.

  • Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit)

Đây là phương thức chuyển trách nhiệm thanh toán từ một bên sang ngân hàng nhằm đảm bảo bên còn lại nhận được tiền thanh toán một cách an toàn và nhanh chóng và được hóa đơn đúng thời hạn. Vì vậy, ở một mức độ nhất định, tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán cân bằng lợi ích của các bên và giải quyết mâu thuẫn mất lòng tin giữa các bên.

Ưu nhược điểm của các phương thức thanh toán quốc tế

4.1. Phương thức chuyển tiền 

  • Ưu điểm 

– Thanh toán và nhận thanh toán nhanh chóng dễ dàng

– Tiết kiệm chi phí hơn

– Thủ tục không phức tạp, rườm rà

  • Nhược điểm

– Nhiều rủi ro hơn vì việc trả tiền phụ thuộc nhiều vào bên mua 

– Chỉ sử dụng được khi các bên có sự tin tưởng lớn và hợp tác lâu dài 

4.2. Phương thức ghi sổ

  • Ưu điểm

– Giảm được áp lực tài chính do được thanh toán theo đợt

– Dễ thực hiện, chi phí thấp

– Không có sự tham gia của ngân hàng nên giảm được công việc liên quan đến giấy tờ và chi phí giao dịch

  • Nhược điểm

– Yêu cầu sự tin tưởng ở các bên

– Có rủi ro trong quá trình các bên thực hiện nghĩa vụ của mình

– Bên nhận tiền phải gánh chịu chi phí kiểm soát tín dụng và thu tiền khi ghi sổ.

4.3. Phương thức nhờ thu

  • Ưu điểm

– Thủ tục đơn giản, ít tốn kém, tiết kiệm được chi phí

– Có chứng từ sau khi chấp nhận thanh toán 

  • Nhược điểm

– Không đảm bảo quyền lợi cho bên bán vì việc thanh toán bị phụ thuộc vào ý người mua 

– Tốc độ thanh toán chậm

– Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán đơn thuần

– Chỉ áp dụng được khi các bên tin tưởng hoặc có quan hệ liên doanh với nhau.

4.4. Phương thức tín dụng chứng từ

Letter of Credit
  • Ưu điểm

– Ngân hàng sẽ đứng ra thanh toán đúng như trong thư tín dụ dù cho người mua không trả tiền. 

– Hạn chế được sự chậm trễ trong chuyển chứng từ từ người bán

– Có thể nhận được chiết khấu tín dụng chứng từ để nhận tiền sử dụng khi thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng

  • Nhược điểm

– Nếu không xuất trình được chứng từ kèm quy định trong tín dụng chứng từ thì sẽ không được thanh toán quốc tế bằng tiền hàng.

Giải pháp cho thanh toán quốc tế an toàn.

Nếu đã tham gia vào các hoạt động ngoại thương, doanh nghiệp phải luôn có các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi thanh toán quốc tế.

  • Các bên phải đảm bảo và cam kết về các thông tin được cung cấp.
  • Kiểm tra kỹ địa chỉ, các nghĩa vụ và trách nhiệm được quy định trong hợp đồng 
  • Tuân thủ các quy tắc an toàn khi thực hiện thanh toán quốc tế bằng thẻ, tài khoản ngân hàng
  • Nếu nghi ngờ trong quá trình thanh toán có xuất hiện yếu tố trái phép cần thông báo ngay cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc ngân hàng mà doanh nghiệp đang sử dụng để có thể tạm ngừng giao dịch.
  • Đọc kỹ các chính sách của các đơn vị có nghĩa vụ cung cấp hoặc nhận hàng hóa, dịch vụ trước khi thanh toán để tránh các rủi ro mất mát không đáng có
  • Giữ lại mọi chi tiết giao dịch và các chứng từ liên quan theo từng phương thức thanh toán để phục vụ cho quá trình tra soát sau này.
Giải pháp thanh toán an toàn

Với mỗi một phương thức thanh toán quốc tế đều sẽ ẩn chứa các rủi ro riêng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể gặp phải. Các nguyên tắc trên là những giải pháp cho thanh toán quốc tế trở nên an toàn hơn đối với doanh nghiệp khi tham gia dù là ở bất kỳ hình thức thanh toán nào đi chăng nữa.

Không chỉ là với quốc tế, mà ngay tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp cũng cần lựa chọn cho mình một đơn vị cung cấp các dịch vụ thanh toán uy tín và chuyên nghiệp. 

Hiện nay, JETPAY là một trong những cái tên hoạt động rất mạnh mẽ trong thị trường trung gian thanh toán tại Việt Nam. JETPAY cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ thanh toán như cổng thanh toán, ví điện tử,… Bên cạnh đó, với các tính năng, phần mềm tính hợp đi kèm vô cùng thông minh như phần mềm kế toán, quản lý,… có thể sẵn sàng phục vụ và hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. 

Mọi thông tin trợ giúp xin vui lòng truy cập: help.jetpay.vn

Tìm hiểu thêm các sản phẩm của JETPAY tại: