Thanh toán không dùng tiền mặt là gì? Vai trò của thanh toán không tiền mặt

223

Cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTG phê duyệt Đề án phát triển Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Tiếp đó, ngày 26/5/2020, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTG về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Rất nhiều các chính sách thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt lần lượt ra đời. Điều này cho thấy thanh toán không dùng tiền mặt đang là vấn đề rất được quan tâm và có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thời đại công nghệ 4.0. Vậy thanh toán không dùng tiền mặt là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào tới sự lưu thông trên thị trường cũng như sự phát triển của kinh tế? Cùng JETPAY tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Thanh toán không dùng tiền mặt là gì?

Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt trong lưu thông, trao đổi mua bán hàng hóa. Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng các phương tiện khác như chứng chỉ, giấy tờ có giá trị hoặc tài sản hữu hình để thực hiện các giao dịch thông qua các tổ chức tài chính như ngân hàng, trung gian thanh toán.

Thanh toán không dùng tiền mặt là gì?

Ngày nay, việc thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng thông qua các công nghệ thanh toán của các tổ chức tài chính. Điển hình có thể kể đến như ví điện tử, tài khoản ngân hàng, bitcoin, cổ phiếu,…

Mục đích của việc thanh toán không dùng tiền mặt là hạn chế sự lưu thông của tiền mặt trên thị trường, nhằm giảm thiếu các rủi ro cũng như phòng chống rửa tiền, giảm thiểu chi phí trong lưu thông.

2. Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ

Năm 2016, để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế thị trường, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 2545/QĐ-TTG về Đề án Phát triển Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã ghi nhận các bước tiến quan trọng trong việc thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là trong giai đoạn 2019 đến nay – Thời điểm xảy ra dịch bệnh covid 19.

Đề án nhấn mạnh về việc triển khai “Xây dựng, phát triển các hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ” và “Tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt“. Bên cạnh đó, mục tiêu của đề án cũng được nêu rõ “Tạo sự chuyển biến rõ rệt về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh toán trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông tính trên GDP, tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán.”

các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt vẫn được Chính phủ đẩy mạnh và tăng cường phát triển

Như vậy, có thể thấy được quyết tâm của Nhà nước trong việc thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt. Tính đến nay, các giao dịch không tiền mặt thông qua Internet đã đạt kết quả rõ rệt, năm 2020 tăng trưởng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng giá trị giao dịch không tiền mặt lên tới hơn 10 triệu tỷ đồng trong năm 2020. Đến 2022, các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt vẫn được Chính phủ đẩy mạnh và tăng cường phát triển.

Tính đến năm 2022 đã có tới hơn 40 ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán di động, gần 50 tổ chức không phải là ngân hàng được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và hàng trăm nghìn điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt. JETPAY tự hào là một trong số ít các đơn vị được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động trong lĩnh vực trung gian thanh toán với các sản phẩm là giải pháp công nghệ thanh toán như Cổng thanh toán, ngân hàng điện tử, ví điện tử, dịch vụ thu hộ, chi hộ…

3. Quy định về thanh toán không dùng tiền mặt

Đối với các hoạt động về thanh toán không dùng tiền mặt, Pháp luật có ban hành văn bản quy định rõ ràng tại Nghị định số 101/2012/NĐ CP về thanh toán không dùng tiền mặt. Nghị định này nêu rõ về điều kiện cũng như quy định đối với các đơn vị cung ứng Dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán.

Cụ thể, Nghị định này quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm: mở và sử dụng tài khoản thanh toán; dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán.

Quy định về thanh toán không dùng tiền mặt

Tại Điều 2 của Nghị định quy định về các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ này như sau:

a. Có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là một trong các hoạt động kinh doanh chính của tổ chức;

b. Có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại điều lệ hoạt động của tổ chức;

c. Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;

d. Điều kiện về nhân sự: Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức xin phép phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách. Đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đảm nhiệm;

đ. Điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ gồm: cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và quy định của Ngân hàng Nhà nước; hệ thống kỹ thuật dự phòng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố; quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đảm bảo an toàn, bảo mật và phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với dịch vụ trung gian thanh toán trong các giao dịch điện tử theo quy định hiện hành của pháp luật.

Như vậy, để trở thành đơn vị trung gian thanh toán, cung cấp các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, các đơn vị cần phải tuân thủ các quy định cũng như phải đảm bảo được tính xác thực và phải trải qua quy trình xét duyệt hồ sơ nghiêm ngặt.

JETPAY là một trong các đơn vị Trung gian thanh toán đầu tiên tại Việt Nam nhận được Giấy Phép cung ứng dịch vụ Trung gian Thanh toán số 06/GP-NHNN cấp ngày 22/01/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hưởng ứng sự kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ trong các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, JETPAY mang đến các giải pháp công nghệ thanh toán toàn diện cho doanh nghiệp và người bán hàng. Trải qua các kỳ đánh giá, thẩm định nghiêm ngặt, hiện nay JETPAY đang cung ứng các sản phẩm Cổng thanh toán, ngân hàng điện tử, Thu và chi hộ, Thu hộ học phí, Ví điện tử. Các sản phẩm/dịch vụ của JETPAY đều hướng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề trong nghiệp vụ thanh toán của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong lưu thông, bảo mật thông tin và an toàn tuyệt đối.

Mọi thông tin trợ giúp xin vui lòng truy cập: help.jetpay.vn

Tìm hiểu thêm các sản phẩm của JETPAY tại: