Cổng thanh toán là gì? Vai trò của cổng thanh toán điện tử

2630

Những năm gần đây, không khó để chúng ta bắt gặp các cụm từ như “Fintech” “Công nghệ thanh toán”…Có thể thấy rằng tốc độ phát triển của công nghệ thanh toán ngày càng vượt bậc. Đặc biệt, sự ra đời của ví điện tử và cổng thanh toán đã thay đổi rất nhiều đến các hoạt động mua sắm, thanh toán online. Ví điện tử đã quá quen thuộc với người dùng cá nhân, nhưng còn Cổng thanh toán điện tử là gì thì có lẽ vẫn còn xa lạ với nhiều người.

Vậy cổng thanh toán là gì và nó có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế? Cùng JETPAY khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây!

Cổng thanh toán là gì?

Cổng thanh toán là một khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều người dùng hiện nay, nó còn được gọi bằng các thuật ngữ khác như cổng thanh toán điện tử hay cổng thanh toán trực tuyến. 

Tuy nhiên, bạn có thể hiểu đơn giản cổng thanh toán là dịch vụ trung gian thanh toán giữa người mua, người bán và ngân hàng. Trong mọi giao dịch thanh toán, mua hàng trực tuyến, người mua có thể thanh toán hóa đơn bằng tài khoản ngân hàng số của mình thông qua cổng thanh toán điện tử.

Cổng thanh toán là gì?

Cơ chế hoạt động của cổng thanh toán gồm 3 bước:

  • Ủy quyền: Xác minh thông tin thẻ ATM/ thẻ tín dụng của người mua.
  • Thanh toán: Người mua thanh toán hóa đơn online bằng thẻ nội địa/ quốc tế/ ví điện tử/ mobile banking, QR code… Số tiền đó được chuyển về trung gian thanh toán và sau đó được chuyển đến người bán hàng.
  • Báo cáo: Ghi lại chi tiết thông tin của giao dịch vừa thực hiện.

Ngoài ra, các đơn vị cung cấp giải pháp cổng thanh toán thường được gọi là Payment Service Provider (PSP). Các đơn vị, chủ sở hữu các trang thương mại điện tử không cần giữ liên lạc với ngân hàng mà chỉ cần sử dụng dịch vụ do các PSP này cung cấp. 

PSP sẽ xử lý các phương thức thanh toán khác nhau mà khách hàng sử dụng. Các đơn vị này đồng thời có trách nhiệm kết nối và chấp nhận thanh toán qua ngân hàng và các phương thức khác mà khách hàng sử dụng. 

Để bạn hiểu rõ hơn cổng thanh toán là gì, hãy cùng tham khảo ví dụ sau:

Khi khách hàng (Người mua) mua bất kỳ sản phẩm nào trên các website thương mại điện tử hoặc tại cửa hàng, thay vì thanh toán tiền mặt khi nhận hàng, người mua có thể lựa chọn thanh toán qua tài khoản ngân hàng, thẻ quốc tế, thẻ nội địa, ví điện tử,…hoặc các hình thức thanh toán khác. Cổng thanh toán là nơi tiếp nhận tiền thanh toán hóa đơn của người mua và chuyển lại tiền cho người bán.

Như vậy, qua khái niệm cổng thanh toán điện tử là gì, bạn có thể dễ dàng phân biệt nó với ví điện tử. Cổng thanh toán cho phép khách hàng thực hiện giao dịch trên website thương mại điện tử bằng cách nhập thông tin tài khoản trên nền tảng mà cổng thanh toán điều hướng đến. Trong khi đó, ví điện tử hoạt động như một tài khoản điện tử, cho phép người dùng nạp tiền vào ví và sử dụng để thanh toán mà không phải thông qua các bước trung gian.

Vai trò của cổng thanh toán điện tử

Sau khi đã biết cổng thanh toán là gì, hãy cùng JETPAY khám phá những vai trò của nó đối với cuộc sống của chúng ta!

Cổng thanh toán là một phần không thể thiếu trong hoạt động thương mại điện tử. Khi thương mại điện tử đi đúng hướng, sẽ mang lại những lợi ích kinh tế – xã hỗi to lớn, cụ thể:

Nhanh chóng, tiện lợi và phù hợp với dòng chảy thị trường

Người tiêu dùng nước ta hiện nay có xu hướng thanh toán trực tuyến cho các dịch vụ giải trí, du lịch, thanh toán hóa đơn (điện, nước, viễn thông,…) cho các mặt hàng gia dụng, hàng xa xỉ có giá trị cao. Hoạt động thanh toán chủ yếu được thực hiện thông qua các thiết bị di động được kết nối với Internet.

Với sự phát triển của kinh doanh số, cổng thanh toán là một phần không thể thiếu và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Người tham gia giao dịch có thể chuyển tiền, nhận tiền nhanh chóng và chính xác qua Internet. Việc hiểu rõ cổng thanh toán là gì sẽ giúp bạn thực hiện các giao dịch trên internet an toàn và đảm bảo tính bảo mật cao.

Dễ dàng theo dõi và kiểm soát

Tất cả các tài khoản thanh toán điện tử đều lưu lại lịch sử giao dịch và cho phép tìm hiểu các giao dịch đã thực hiện. Nhờ đó, các cơ quan quản lý như thuế và các bộ phận chức năng có thể quản lý chặt chẽ các giao dịch của doanh nghiệp, cá nhân. 

Chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh trực tuyến

Trong kinh doanh online, các phương thức thanh toán trực tuyến (thẻ tín dụng, ngân hàng trực tuyến, ví điện tử, mã QR,…) rất được ưa chuộng vì tính tiện lợi của nó. Số người đã thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng ngày càng giảm đi, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Bởi lẽ ấy, nếu là người bán, bạn nên vận dụng cổng thanh toán điện tử vào hoạt động kinh doanh thực tế của mình.

Về lâu dài, một khi chất lượng hàng hóa được đảm bảo và tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng, việc thanh toán tiền mặt khi mua sắm trực tuyến tại Việt Nam có thể không còn tồn tại. Các nền tảng thương mại điện tử ngày nay tích hợp nhiều phương thức thanh toán và người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với mình nhất.

Hạn chế sử dụng tiền mặt

Việc hạn chế sử dụng tiền mặt và đẩy mạnh hoạt động của cổng thanh toán là điều mà chính phủ đang phấn đấu (lộ trình coi tiền mặt chiếm dưới 10% tổng phương thức thanh toán vào năm 2020). Điều này sẽ giúp giảm thiểu tổn thất, chi phí và rủi ro không mong muốn cho người dùng, đặc biệt là khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ có giá trị lớn.

Tuy nhiên, cổng thanh toán điện tử cũng cần được bảo mật hơn và tích hợp đầy đủ với tài khoản thanh toán (để bạn không phải sử dụng thẻ tín dụng, ví điện tử và ứng dụng thanh toán cùng lúc). Ngoài ra, cần nâng cao uy tín của các sàn thương mại điện tử thông qua việc kiểm soát tốt chất lượng hàng hóa, dịch vụ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, để họ sẵn sàng thanh toán trước khi nhận hàng.

Để làm được những điều trên cần nâng cao nhận thức của người dùng về thói quen thanh toán điện tử và phổ biến rộng rãi kiến ​​thức về cổng thanh toán là gì.

Cổng thanh toán điện tử và sự tăng trưởng kinh tế

Hình thức thanh toán bằng tiền mặt ít phổ biến hơn và đang giảm dần ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngược lại, cổng thanh toán là xu hướng tất yếu và là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Trên thực tế, các nền kinh tế dựa trên tiền mặt có xu hướng tăng trưởng chậm lại và bỏ lỡ các cơ hội lớn cho thương mại toàn cầu hóa. Ngược lại, các nền kinh tế tích cực chuyển đổi sang thanh toán điện tử thành công hơn và tận dụng được các lợi thế cạnh tranh, chẳng hạn như hợp lý hóa quy trình thanh toán và quản lý tiền vĩ mô.

Trong số các nền kinh tế tiên tiến, Thụy Điển và Hàn Quốc là những nước đi đầu trong quá trình chuyển đổi sang các nền kinh tế không dùng tiền mặt. Theo thống kê năm 2019 của Statista, giao dịch tiền mặt chỉ chiếm khoảng 12,8% tổng số thanh toán ở Thụy Điển và 17,4% ở Hàn Quốc.

Nền kinh tế không dùng tiền mặt sẽ có hoạt động thương mại phát triển hơn và giảm đáng kể tỉ lệ gian lận trong giao dịch. Đối với các nền kinh tế đang phát triển, cổng thanh toán là một công cụ hiệu quả để giúp đơn giản hóa tài chính cho các thành phần kinh tế như nông dân và các mô hình kinh doanh cá thể.

Hy vọng rằng với bài viết trên đây của JETPAY, bạn đã phần nào hiểu được khái niệm cổng thanh toán là gì. Cổng thanh toán điện tử đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Hãy sử dụng công cụ này để thực hiện giao dịch một cách thông minh và an toàn!

Mọi thông tin trợ giúp vui lòng truy cập: help.jetpay.vn

Tìm hiểu thêm các sản phẩm của JETPAY: