Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023 diễn ra chiều 9/9, phóng viên có đặt câu hỏi về những giải pháp của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhằm đảm bảo kinh phí duy trì hoạt động tái đầu tư các trường đại học cũng như biện pháp tránh lạm thu đầu năm tại các trường hiện nay.
Về vấn đề kinh phí của các trường đại học, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, kinh phí để duy trì tái đầu tư các trường đai học đến từ 3 nguồn chính: Học phí đào tạo; ngân sách nhà nước; hợp tác với doanh nghiệp, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân.
Với chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ có vai trò chủ yếu giao xây dựng quy định về học phí đối với các trường đại học công lập trình Chính phủ ban hành. Trong những năm qua, trần học phí không tăng dẫn đến khó khăn cho các trường đại học trong việc duy trì hoạt động cũng như tái đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ đã hoàn thành dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 81, xin ý kiến bộ, ngành, đang trong quá trình hoàn thành thủ tục để xin ý kiến các thành viên Chính phủ. Nghị định được thông qua sẽ góp phần giúp các trường đại học tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng đào tạo.
Nguồn kinh phí thứ hai từ ngân sách nhà nước qua các kênh, cơ quan quản lý trực tiếp. Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý 34 trường đại học, còn các trường đại học khác trực thuộc các bộ, ngành, địa phương. Kinh phí này từ hai nguồn ngân sách chi thường xuyên và chi đầu tư. Qua đây, chúng tôi đề nghị các bộ, ngành quan tâm có chi phí thường xuyên, chi phí đầu tư để tăng cường đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nguồn thứ ba phụ thuộc nhiều vào các trường đại học, năng lực, sự năng động của lãnh đạo các trường về hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đội ngũ cựu sinh viên, các nhà hảo tâm để có thể huy động thêm nguồn lực này.
Về biện pháp tránh lạm thu ở các trường đầu năm học mới, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, với giáo dục phổ thông, Bộ đã ban hành đầy đủ văn bản, thông tư hướng dẫn: “Quan trọng là văn bản có rồi, các địa phương, các trường phổ thông phải tăng cường thanh tra, kiểm tra để tránh hiện tượng lạm thu dưới mọi hình thức. Tiến tới mọi khoản thu không dùng tiền mặt, qua đó sẽ khắc phục một phần vấn đề này. Bộ sẽ đề nghị Chính phủ có văn bản pháp lý để quy định bắt buộc việc này“.
Đối với các trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo không quản lý trực tiếp tài chính của từng trường, chỉ quy định cơ chế thu, quản lý học phí. Những khoản thu khác theo dịch vụ phải công bố công khai, minh bạch với người học, phải đúng quy định pháp luật. Việc này thanh tra kiểm tra thuộc các cơ quan quản lý trực tiếp.
Với các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra.
“Chúng tôi rất mong báo chí có thông tin kịp thời nếu phát hiện trường nào có khoản thu trái pháp luật hoặc không công khai minh bạch. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rất rõ về công khai minh bạch, đặc biệt trong tuyển sinh, công khai các khoản thu cho năm học thứ nhất và cả khóa học, trường nào không thực hiện đúng cam kết này thì sẽ xử lý” – Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh. (Theo VTV đưa tin)
Nhằm giúp các Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và nhà trưởng đẩy mạnh công tác thu học phí không dùng tiền mặt theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Quyết định số 1813-TTg của Thủ tướng Chính phủ: 100% trường học thu học phí không tiền mặt, MISA-JETPAY cung cấp dịch vụ Thanh toán học phí không dùng tiền mặt. Với dịch vụ thu học phí không tiền mặt MISA-JETPAY sẽ giúp nhà trường tiết kiệm tới 90% thời gian và công sức thu học phí. Đồng thời giúp gia tăng chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và giúp các Sở, Phòng, trường kiểm soát minh bạch các khoản thu, Hạn chế tối đa lạm thu.
Để hiểu thêm về lợi ích của Dịch vụ Thanh toán học phí Không tiền mặt MISA-JETPAY, vui lòng xem thêm tại đây.
Để được tư vấn và đăng ký sử dụng giải pháp, vui lòng liên hệ Mr.Huy – Trưởng phòng kinh doanh MISA-JETPAY thông qua số điện thoại 0901 835 666 để được hỗ trợ.